Coxsackie A24 là biến thể thuộc nhóm enterovirus, cùng với EV70 và adenovirus từng được phát hiện gây bùng phát nhiều đợt bệnh đau mắt đỏ trên thế giới. Đợt dịch này của TP HCM, nhiều bệnh nhân bị viêm kết mạc xuất huyết. Theo nhiều báo cáo khoa học trên thế giới, coxsackie A24 và EV70 là tác nhân chính gây ra biểu hiện này.
Tại châu Á, coxsackie A24 ghi nhận lần đầu tại Singapore vào năm 1970, sau đó xuất hiện thành các trận dịch tại các nước khác. Trong trận dịch viêm kết mạc xuất huyết tại Okinawa, Nhật Bản, năm 2011, biến thể coxsackie A24 là tác nhân chính.
Theo các chuyên gia, enterovirus gây viêm kết mạc có thể diễn biến nặng cấp tính, có độ lây lan mạnh hơn so với các tác nhân khác. Sở khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid, bởi không những không có tác dụng mà còn làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian và lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Theo các chuyên gia Bệnh viện Mắt TP HCM, người mắc bệnh đau mắt đỏ có thể dùng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt. Các loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn (đau nhức, giảm thị lực, sợ ánh sáng...), phòng ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc.
Người bệnh cần nghỉ ngơi ở nhà 7-10 ngày, chườm lạnh giúp mắt giảm sưng, giảm khó chịu ở mắt. Thường xuyên rửa tay và mặt sạch với xà phòng sát khuẩn dịu nhẹ. Tránh dùng chung ly, bát, khăn mặt với người khác để ngừa lây nhiễm. Không dụi mắt, không đi bơi, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Phòng chống lây lan bệnh đau mắt đỏ do virus là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang... Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. Người sau khi khỏi bệnh cần sát khuẩn kính mắt, giặt sạch chăn gối, khăn mặt để tránh tái nhiễm.
Bệnh đau mắt đỏ đang lây lan ở nhiều địa phương cả nước. TP HCM ghi nhận gần 4.000 người đau mắt đỏ mỗi ngày, các bệnh viện Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Phước... cũng tiếp nhận bệnh nhân đến khám tăng gấp nhiều lần.
Tin liên quan
-
Một trong những bệnh lây nhiễm vô cùng nguy hiểm hiện nay chắc chắn không thể bỏ qua HIV. Có nhiều người do không nắm rõ về các triệu chứng HIV nên dù mắc bệnh một thời gian dài nhưng vẫn không phát hiện. Hãy cùng M for M tham khảo chi tiết về các triệu chứng HIV ở từng giai đoạn cụ thể.
-
Huyết áp là áp lực mà trái tim đang của bạn tạo ra trong các mạch máu mang máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy việc đo huyết áp thường xuyên là rất quan trọng. Tăng huyết áp có thể gây căng thẳng cho mạch máu và tim của bạn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh thận, bệnh tim, chứng mất trí do mạch máu, rối loạn cương dương và đột quỵ.
-
Trung bình phải mất 8–10 năm để các loại thuốc điều trị HIV được FDA phê duyệt có thể tiếp cận được ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Gần đây, sự mất kết nối giữa đổi mới khoa học và tác động công bằng đã được nhấn mạnh với dữ liệu đầy hứa hẹn từ các thử nghiệm phòng chống HIV được đặt cạnh sự chậm trễ quen thuộc trong việc tiếp cận ở các khu vực bị ảnh hưởng nhiều hơn.
-
20 năm PEPFAR sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam trong công cuộc Phòng, chống HIV/AIDS đầy khó khăn và thách thức, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, giữ vững tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư luôn ở mức dưới 0,3%
- [M-DAY for PRIDE 2023] Trang bị kiến thức về An toàn sức khỏe cho hơn 100 KOL cộng đồng LGBTIQ+ tại TP HCM
- Cảnh giác với HIV theo từng giai đoạn
- Phát hiện biến thể virus làm bùng dịch đau mắt đỏ ở TP HCM
- Gói xét nghiệm tổng quát cơ bản (G Basic)
- Gói xét nghiệm STIs từ cơ bản tới nâng cao
- Điều trị tâm lý với bác sĩ chuyên khoa